x Bạn muốn kinh doanh nhưng không có vốn, hạn hẹp nguồn tài chính?
x Bạn muốn dựa vào hình thức bán hàng online theo phương pháp Dropshipping nhưng chưa hiểu rõ Dropshipping là gì?
x Bạn chưa nắm bắt ưu, nhược điểm của Dropshipping? Nên hay không nên chọn Dropshipping?

Những vấn đề bạn quan tâm đặt ra ở trên sẽ được sẽ được Proship.vn chia sẻ chi tiết để thông qua đây, các đối tượng là Doanh nghiệp mới khởi nghiệp, mới gia nhập vào thị trường bán lẻ, các DN hoạt động lâu năm & muốn thử sức với Dropshipping,…có thể tham khảo để xác định rõ hướng đi mới đúng đắn, hiệu quả hơn cho chính mình trong thời buổi thị trường Thương mại điện tử đang bùng nổ như hiện nay…

Xem thêm:
+ Dịch vụ vận chuyển container Bắc Nam giá rẻ
+ Dịch vụ Vận chuyển Container lạnh

Dropshipping là gì? Đây chính là phương thức quản lý chuỗi cung ứng, trong đó nhà bán lẻ, cửa hàng không giữ các sản phẩm mà họ bán trong kho nhưng thay vào đó, họ sẽ thực hiện việc chuyển các đơn đặt hàng và chi tiết khách hàng mua sản phẩm tới nhà sản xuất hoặc nhà bán buôn khác. Giữa Dropshipping với mô hình bán lẻ tiêu chuẩn có điểm khác biệt lớn nhất là người bán không giữ các sản phẩm mà họ bán trong kho và chuyển các đơn hàng này đến các bên thứ 3, cụ thể ở đây là nhà sản xuất hoặc nhà bán buôn khác.

Dropshipping là phương pháp quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng hàng hóa, sản phẩm, khác với mô hình bán lẻ tiêu chuẩn.

Đối tượng Doanh nghiệp phù hợp với mô hình Dropshipping

  • Các Doanh nghiệp start-up khởi nghiệp, mới gia nhập vào thị trường bán lẻ
  • Các Doanh nghiệp hoạt động lâu năm và đang muốn thử sức với mô hình kinh doanh Dropshipping hoàn toàn mới
  • Các Doanh nghiệp không có nhiều vốn đầu tư nhưng muốn gia nhập vào thị trường Thương mại điện tử (TMĐT)

Đối tượng Doanh nghiệp không phù hợp với mô hình Dropshipping

  • Các Doanh nghiệp lấy “Thương Hiệu” làm trọng tâm của sự phát triển
  • Các Doanh nghiệp kinh doanh muốn có lợi nhuận cao hơn hiện tại
  • Các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất (nếu các Doanh nghiệp này tham gia vào thị trường Dropshipping, khả năng họ sẽ phải cạnh tranh với chính đối tác của mình).

Cách thức hoạt động của mô hình Dropshipping

  • Bước 1: Doanh nghiệp (lấy danh nghĩa là Nhà bán lẻ) hợp tác với đối tác Dropshipping để sản xuất và (hoặc) lưu trữ kho hàng
  • Bước 2: Khi khách hàng đặt mua sản phẩm, Doanh nghiệp bán lẻ sẽ chuyển đến đối tác thông tin cần thiết để thực hiện việc đóng gói hàng hóa
  • Bước 3: Đối tác Dropshipping cũng là người giao hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng (trên danh nghĩa của Doanh nghiệp bán lẻ).

Đánh giá ưu nhược điểm của mô hình Dropshipping

Những ưu, nhược điểm của Dropshipping được chỉ rõ như sau:

Ưu điểm của Dropshipping

  • Hàng hóa nào bạn cũng có thể bán được: Với Dropshipping, chỉ cần tìm nhà sản xuất chất lượng thì bất kỳ hàng hóa nào bạn cũng có thể bán được,
  • Rủi ro của Dropshipping thấp hơn những mô hình khác: Điều này có được là khi bạn không sở hữu nhà kho, không phải lo những rủi ro liên quan tới việc hàng hóa ế ẩm bị tồn kho mốc meo ở bến bãi. Việc luân chuyển hàng hóa đã có đối tác lo.
  • Doanh nghiệp có thể hoạt động ở bất kỳ đâu: Viễn cảnh không văn phòng, không nhà kho, không phải thuê người lao động,…nếu bạn lựa chọn mô hình Dropshipping. Doanh nghiệp của bạn sẽ hoạt động độc lập, không cần phải băn khoăn nên lựa chọn địa điểm nào để hoạt động? Địa điểm kia có thể mở văn phòng hoặc nhà xưởng hay không? Miễn địa điểm làm việc đó có kết nối Internet, có thể làm việc ở bất kỳ nơi đâu.
  • Dễ dàng tham gia thị trường: Chủ Doanh nghiệp không phải mất quá nhiều công sức & thời gian để tham gia thị trường. Điều họ cần làm là tìm kiếm đối tác, thiết lập website và bắt đầu bán hàng.
  • Phí setup Doanh nghiệp không đáng kể: Ở mô hình kinh doanh truyền thống, bạn phải khá nhiều chi phí để setup doanh nghiệp như: phí đầu tư nguyên vật liệu, phí thuê nhà kho bến bãi, chi phí sản xuất, chi phí điện nước,…Với Dropshipping sẽ giúp bạn loại bỏ tất cả những chi phí sản xuất đó. Bạn chỉ cần bỏ tiền để mua Domain, web Hosting, ứng dụng hỗ trợ xây dựng web, phí cho bên xây dựng trang web,…
  • Loại bỏ đáng kể các loại chi phí cố định: Những chi phí chúng tôi liệt kê ở trên sẽ là vấn đề nan giải hàng tháng của Doanh nghiệp chứ không dừng lại ở thời điểm mới thành lập. Với mô hình Dropshipping, bạn như được “quẳng gánh lo” về các khoản tiền ra tiền vào liên quan tới các loại chi phí sản xuất.
  • Loại bỏ các rủi ro liên quan tới quá trình giao hàng: Khi kinh doanh Dropshipping, bạn sẽ không cần phải lo lắng tới việc hàng hóa mình vận chuyển tới khách có bị hỏng hóc, rơi vỡ. Nếu chẳng may bị thất lạc, trách nhiệm tìm lại đơn hàng thuộc về Nhà sản xuất.
  • Có đủ thời gian & nguồn lực để phát triển Doanh nghiệp: Những chi phí bạn không phải bỏ ra cho việc đầu tư nhà xưởng có thể được sử dụng cho việc phát triển và mở rộng mạng lưới kinh doanh của Doanh nghiệp. Nếu yếu kém ở điểm nào, bạn hoàn toàn có thể dùng nguồn tiền có sẵn để chiêu mộ nhân tài.
Dropshipping vừa giảm thiểu rủi ro, dễ tham gia, có thể hoạt động vận hành dù ở bất kỳ nơi đâu,…

Nhược điểm của Dropshipping

  • Khó kiểm soát vấn đề thương hiệu: Đối với các Doanh nghiệp Dropshipping, thương hiệu luôn là vấn đề nan giải. Khách hàng có thể không hài lòng với DN về chất lượng sản phẩm hoặc đơn giản là do Shipper giao hàng quá chậm. Làm sao để có thể kiểm soát những vấn đề trên nếu như bạn không thực sự là nhà sản xuất & đơn vị giao hàng?
  • Lợi nhuận thu về thấp hơn: Khi các nhà sản xuất đã gánh hết trách nhiệm liên quan đến việc sản xuất và giao hàng, họ sẽ yêu cầu bạn chia khoản phần trăm hoa hồng cao hơn so với bình thường. Lợi nhuận thu về trên một đầu sản phẩm bán ra cũng sẽ ít hơn.
  • Phải chịu trách nhiệm với khách hàng: Khách hàng thường quy hết trách nhiệm các lỗi liên quan đến hàng hóa hay vận chuyển về bạn. Tất nhiên, trên thực tế đây là lỗi hoàn toàn thuộc về nhà sản xuất và bạn có thể yêu cầu họ thay bạn chịu trách nhiệm 100% nhưng hình ảnh Doanh nghiệp đã bị “vấy bẩn”. Đó là lý do vì sao khâu lựa chọn nhà sản xuất trong mô hình Dropshipping là quan trọng nhất đối với các Doanh nghiệp.
  • Đối thủ cạnh tranh lớn: Do việc gia nhập thị trường dễ dàng nên bạn có thể sẽ phải đối mặt với lượng lớn các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Đồng nghĩa với việc, cuộc chiến tranh giành nhà sản xuất chất lượng có thể sẽ rất cam go và khốc liệt.
  • Các vấn đề phát sinh khác: Các Doanh nghiệp Dropshipping sẽ phải đối mặt với những vấn đề mà.các Doanh nghiệp truyền thống không bao giờ phải đối mặt như: đối tác sản xuất khác nhau sẽ yêu cầu mức phí dịch vụ khác nhau, chi phí vận chuyển hàng hóa cũng sẽ phức tạp và đắt đỏ hơn so với bình thường, việc không kiểm soát kho bãi có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn cho DN,…

Có nên kinh doanh theo mô hình Dropshipping không?

Ví dụ về mô hình Dropshipping​

Một Doanh nghiệp Dropshipping chỉ cần có một website bán hàng hoặc đăng ký một “gian hàng” trên các trang Thương mại điện tử (TMĐT). Sau đó, họ sẽ được phía nhà sản xuất (nguồn hàng) cung cấp các thông tin chi tiết về sản phẩm (hình ảnh, mô tả, giá bán,…). Lúc này, việc của họ là chỉ cần đăng các thông tin này lên website bán hàng của mình. Có thể là một loại hoặc nhiều loại sản phẩm đa dạng từ nhiều nguồn hàng dropshipping khác nhau. Sau đó, khách hàng tham khảo website và liên hệ mua hàng.

Người bán hàng chỉ cần tư vấn, giải đáp các thắc mắc, báo giá và sau đó xin thông tin khách hàng để giao hàng. Các thông tin này được chuyển tới cho nguồn hàng và bên nguồn hàng sẽ tiến hành giao hàng cho khách. Đơn hàng xem như được hoàn tất và cuối cùng, nguồn hàng & người bán hàng thanh toán chi phí lại cho nhau. Cách thức thanh toán tùy vào sự thỏa thuận giữa 2 bên.

Vậy, có nên kinh doanh Dropshipping không?

Trong lĩnh vực kinh doanh hàng bán lẻ, Drop ship không phải là mô hình kinh doanh tốt nhất. Nó có nhiều lợi ích nhưng cũng còn nhiều mặt hạn chế mà nếu bạn không đủ khả năng giải quyết sẽ trở thành những vấn đề lớn tồn đọng. Nếu kế hoạch kinh doanh của bạn được xây dựng cẩn thận và kỹ lưỡng thì bạn hoàn toàn có thể giải quyết những hạn chế của mô hình này để từ đó tạo nên một Đơn vị kinh doanh Dropshipping thành công.

Những kiến thức, thông tin liên quan đến khái niệm Dropshipping là gì, ưu, nhược điểm của Dropshipping mà Proship đã cập nhật, nếu bạn đang chuẩn bị kinh doanh online hay chuẩn bị start-up khởi nghiệp có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động cũng như biết nên hay không nên tham gia. Liên hệ qua hotline 0909 344 247 để nhận được tư vấn rõ ràng, chi tiết hơn về những thông tin về Drop ship hay các mô hình khác liên quan.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Mr Hưng: 0906 855 247
Mr Quốc: 0909 344 247
Mr Ý: 0906 354 247
Mr Miền: 0909 199 247

Phía Bắc đi các tỉnh:

Ms.Hoa: 0906 353 247

Bảo Yến

Bảo Yến là biên tập viên của Proship.vn với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải, logistics, XNK sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin, kiến thức hữu ích nhất.