CI là viết tắt của từ Commercial invoice hay còn gọi là hóa đơn thương mại là chứng từ vô cùng quan trọng trong xuất khẩu quốc tế hiện nay. Nó thể hiện giá mua, giá bán hàng hóa, các nhà cung cấp bắt buộc phải có chứng từ này để căn cứ đó tính giá thuế nhập khẩu. Vậy Commercial Invoice là gì?

Commercial Invoice là gì ?

CI là gì? Commercial Invoice là chứng từ thương mại được sử dụng để thanh toán giá trị hàng hóa giữa bên xuất khẩu và nhập khẩu.

Trên hóa đơn thương mại này sẽ ghi rõ và đầy đủ nhất các thông tin sau: đặc điểm của hàng hóa, giá thành, tổng giá trị hàng hóa, ….

Chức năng chính của CI

  • Dùng cho việc thanh toán giữa, người xuất khẩu và người nhập khẩu hàng hóa. Căn cứ vào CI để thanh toán tiền với đối tác làm ăn
  • Hóa đơn thương mại được dùng là cơ sở để tính toán thuế xuất nhập khẩu
  • Là cơ sở để đối chiếu thông tin với các loại chứng từ khác trong quá trình làm thủ tục xuất nhập liên quan.
Chức năng chính của CI

Nội dung của CI

  •  Người mua ( Buyer/ Importer ): Bao gồm đầy đủ thông tin như tên công ty, sđt người đại diện, email, thông tin tài khoản ngân hàng,…
  • Người bán ( Seller/ Exporter): Cũng đầy đủ thông tin như trên thông tin người mua
  • Số Invoice: Sẽ là ngày hợp đồng các bên ký kết và trước khi xuất khẩu hàng hóa ( ngày vận đơn – bill of Lading)
  • Hình thức thanh toán: Terms of Payment có thể điểm tên một số phương thức phổ biến sau đây: T/T; L/C; D/A; D/P. Trong đó phổ biến nhất là phương thức T/T ( người mua chuyển tiền thẳng vào tài khoản người bán ). Sau đó là tới L/C là thanh toán tín dụng bằng chứng từ. Cuối cùng là D/A và D/P áp dụng cho thanh toán nhờ thu chứng từ.
  • Thông tin hàng hóa: Chủ yếu là bao gồm thông tin tên hàng, tổng trọng lượng, số khối, số kiện hàng có thể tính theo bao/chiếc/cái/thùng….để bạn có thể tính thử ra được số tiền cần thanh toán.
  • Nước xuất xứ hàng hóa: Nhằm truy xuất nguồn gốc của hàng hóa đó xuất xứ từ quốc gia nào ví dụ như Việt Nam, China,….để bạ có thể biết được.
  • Tổng tiền ( Amount): Là tổng trị giá của hóa đơn xuất khẩu, thường số tiền được ghi cả số và chữ, với mệnh giá thanh toán chung của 2 bên.
  • Điều kiện Incoterms: Sẽ ghi cùng với địa điểm cụ thể của bên xuất khẩu, ví dụ như CIF HN, Việt Nam.

Bên cạnh đó trên CI sẽ có thể là một số thông tin thường gặp khác : POL- Cảng xếp hàng / POD- cảng dỡ hàng, tên tàu/ số chuyến, Destination- đích đến – thường hay trùng với POD…hay giảm giá, chiết khấu, …ghi kèm theo.

Nội dung của CI

Các lưu ý liên quan đến CI

Khi sử dụng hóa đơn thương mại không tránh khỏi những sai sót, vì thế mà bạn cần lưu ý các trường hợp khai báo không đúng hoặc sai thông tin sẽ ảnh hưởng khá lớn đến việc thông quan hàng hóa xuất khẩu đi.

Thời gian phát hành

CI sẽ được lập khi có đầy đủ nhất các thông tin về số lượng hàng hóa, nguồn gốc, chủng loại,… để làm căn cứ tính tổng giá trị hóa đơn và thuế giá trị xuất khẩu

Sự nhầm lẫn các giấy tờ có nội dung tương tự

Bạn cần phải chú ý thật kỹ các nội dung của văn bản để lập CI chuẩn xác vì giữa thông tin hàng hóa đóng gói Packing List và hóa đơn xuất nhập dễ bị nhầm lẫn nhau donội dung của cả hai khá giống nhau.

Thiếu thông tin

Trong quá trình khai báo, làm thủ tục hải quan trọn gói bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hải quan để tránh bị bắt lỗi nếu thiếu thông tin, dễ bị nhầm lẫn hoặc bị trả hàng về không được thông quan nhé.

Xem thêm:

  • 3 tuyến vận chuyển hàng hóa quốc tế xuất nhập khẩu
  • NHẬP KHẨU ỦY THÁC HÀNG TRUNG QUỐC

Đăng nhập